Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp nâng cao hoạt động theo nhóm trong giảng dạy môn Mĩ thuật 3 - Kết nối tri thức

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đòi hỏi giáo dục Việt Nam cần phải có những bước tiến mới, hiện đại. Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã Chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới với xác định mục tiêu phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi bao gồm các năng lực chung và các năng lực đặc thù. Vì vậy, cần có những phương pháp dạy học tích cực để đáp ứng nhu cầu thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 nhằm phát triển toàn diện của học sinh trong đó yêu cần có những phương pháp dạy học mới, nâng cao hiệu quả của các hoạt động học tập, trong đó có hoạt động theo nhóm đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Trong chương trình giáo dục phổ thông, cùng với các môn học khác, Mĩ thuật là một môn học có vai trò đặc biệt quan trọng trong chương trình dạy học. Đặc biệt là Mĩ thuật ở bậc Tiểu học nhằm phát huy khả năng, tiềm năng đặc thù của học sinh. Có thể nói, việc bổ sung môn Mĩ thuật vào chương trình học phổ thông nhằm mục đích quan trọng là hướng dẫn học sinh cách sáng tạo, tư duy để vẽ hoặc hoàn thiện một sản phẩm nào đó chứ không phải là hướng dẫn học sinh theo từng bước rập khuôn để hoàn thành một sản phẩm, việc sáng tạo của học sinh dựa trên theo quan điểm, sở thích, trí tưởng tượng của các em. Ngoài ra, môn Mĩ thuật khuyến khích các em không chỉ phát triển tư duy sáng tạo mà còn góp phần vào giúp các em phát triển toàn diện, tư duy logic, đời sống tinh thần và kỹ năng mềm cần thiết, giáo dục học sinh phát triển theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018.

Học sinh lớp 3 đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về cả thể chất và tinh thần. Ở độ tuổi này, các em rất tò mò, hiếu động và thích khám phá thế giới xung quanh. Các em có nhu cầu thể hiện bản thân và sáng tạo thông qua các hoạt động nghệ thuật. Hoạt động mĩ thuật, đặc biệt là hoạt động nhóm, cung cấp cho các em cơ hội để khám phá các vật liệu, kỹ thuật và ý tưởng mới, đồng thời thể hiện trí tưởng tượng và sự sáng tạo của mình. Tuy nhiên, học sinh lớp 3 thường có khả năng tập trung còn hạn chế. Các em dễ bị xao nhãng bởi những yếu tố bên ngoài và khó có thể duy trì sự tập trung trong thời gian dài. Do đó, khi tổ chức hoạt động nhóm trong môn Mĩ thuật, giáo viên cần lưu ý chia nhỏ hoạt động thành nhiều bước nhỏ, đồng thời sử dụng các phương pháp giảng dạy đa dạng và sinh động để thu hút sự chú ý của học sinh.

Nhận thức vai trò cốt lõi của việc đưa hoạt động nhóm vào các tiết học Mỹ Thuật lớp 3, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu: Biện pháp giúp nâng cao hoạt động theo nhóm trong giảng dạy môn Mĩ thuật 3 - Kết nối tri thức”.

docx 19 trang Thanh Ngân 08/11/2024 480
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp nâng cao hoạt động theo nhóm trong giảng dạy môn Mĩ thuật 3 - Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp nâng cao hoạt động theo nhóm trong giảng dạy môn Mĩ thuật 3 - Kết nối tri thức

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp nâng cao hoạt động theo nhóm trong giảng dạy môn Mĩ thuật 3 - Kết nối tri thức
 I. Đặt vấn đề 
1. Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến: 
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đòi hỏi giáo dục Việt Nam cần phải có những 
bước tiến mới, hiện đại. Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã Chỉ đạo thực hiện chương 
trình giáo dục phổ thông mới với xác định mục tiêu phát triển cho học sinh những năng lực 
cốt lõi bao gồm các năng lực chung và các năng lực đặc thù. Vì vậy, cần có những phương 
pháp dạy học tích cực để đáp ứng nhu cầu thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ 
thông năm 2018 nhằm phát triển toàn diện của học sinh trong đó yêu cần có những phương 
pháp dạy học mới, nâng cao hiệu quả của các hoạt động học tập, trong đó có hoạt động theo 
nhóm đóng vai trò vô cùng quan trọng. 
Trong chương trình giáo dục phổ thông, cùng với các môn học khác, Mĩ thuật là một môn 
học có vai trò đặc biệt quan trọng trong chương trình dạy học. Đặc biệt là Mĩ thuật ở bậc 
Tiểu học nhằm phát huy khả năng, tiềm năng đặc thù của học sinh. Có thể nói, việc bổ sung 
môn Mĩ thuật vào chương trình học phổ thông nhằm mục đích quan trọng là hướng dẫn học 
sinh cách sáng tạo, tư duy để vẽ hoặc hoàn thiện một sản phẩm nào đó chứ không phải là 
hướng dẫn học sinh theo từng bước rập khuôn để hoàn thành một sản phẩm, việc sáng tạo 
của học sinh dựa trên theo quan điểm, sở thích, trí tưởng tượng của các em. Ngoài ra, môn 
Mĩ thuật khuyến khích các em không chỉ phát triển tư duy sáng tạo mà còn góp phần vào 
giúp các em phát triển toàn diện, tư duy logic, đời sống tinh thần và kỹ năng mềm cần thiết, 
giáo dục học sinh phát triển theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. 
Học sinh lớp 3 đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về cả thể chất và tinh thần. Ở độ tuổi 
này, các em rất tò mò, hiếu động và thích khám phá thế giới xung quanh. Các em có nhu cầu 
thể hiện bản thân và sáng tạo thông qua các hoạt động nghệ thuật. Hoạt động mĩ thuật, đặc 
biệt là hoạt động nhóm, cung cấp cho các em cơ hội để khám phá các vật liệu, kỹ thuật và ý 
tưởng mới, đồng thời thể hiện trí tưởng tượng và sự sáng tạo của mình. Tuy nhiên, học sinh 
lớp 3 thường có khả năng tập trung còn hạn chế. Các em dễ bị xao nhãng bởi những yếu tố 
bên ngoài và khó có thể duy trì sự tập trung trong thời gian dài. Do đó, khi tổ chức hoạt động 
nhóm trong môn Mĩ thuật, giáo viên cần lưu ý chia nhỏ hoạt động thành nhiều bước nhỏ, - Nhà trường đã tạo điều kiện hết mức về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác 
giảng dạy môn Mĩ thuật đồng thời cũng đưa ra các công văn động viên giáo viên trong việc 
áp dụng các phương pháp giảng dạy mới đối với môn học đặc biệt là thực hành môn Mĩ 
thuật. 
- Hầu hết giáo viên trong nhà trường đều được đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, 
nghiệp vụ, tận tâm, tận tụy với nghề và thực hiện tốt công tác giảng dạy.
- Đa số học sinh chuẩn bị bài tốt, thực hiện làm theo nhóm đạt yêu cầu, sản phẩm sáng tạo và 
đa dạng. 
* Khó khăn: 
- Mặc dù nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho công tác giảng dạy môn mĩ thuật tại 
trường tuy nhiên nhà trường vẫn chưa có máy để trình chiếu các hình ảnh cho học sinh tiếp 
cận tranh ảnh của những học sinh năm trước để học hỏi kinh nghiệm. 
- Việc bố trí giữa các tiết học môn Mĩ thuật trong tuần còn bị ảnh hưởng bởi các môn học 
khác vì vậy các tiết học này không được liền mạch, bị gián đoạn dẫn đến giảm tính hứng thú 
của môn học. 
- Một số học sinh không có ý thức thực hành nhóm, không chủ động tham gia học tập. Một 
số học sinh chưa chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập của môn Mĩ thuật trước khi đến lớp vì vậy 
đã một phần ảnh hưởng đến chất lượng môn học cũng như gây khó khăn cho giáo viên trong 
việc chia nhóm và nâng cao hiệu quả môn học. 
Qua thực tế việc tổ chức hoạt động nhóm ở môn Mỹ thuật còn hạn chế:
 Tiêu chí Số lượng Tỉ lệ
Học sinh tích cực tham gia các hoạt động nhóm 6/31 19,35%
Học sinh biết lắng nghe ý kiến của nhau, tôn trọng ý 
 9/31 29%
kiến cá nhân 
Học sinh luôn hỗ trợ lẫn nhau, tích cực trong quá 
 9/31 29%
trình thực hiện nhiệm vụ nhóm 
Học sinh chủ động giải quyết mâu thuẫn một cách 
 10/31 32,26%
tích cực Ví dụ: Khi dạy học sinh đến Bài 7: Cảnh vật quanh em, trang 40, Mĩ thuật 3, Kết nối tri 
thức với cuộc sống, tôi đã chia nhóm và tổ chức tiết học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” 
cho học sinh.
Vào cuối tiết học trước, tôi thực hiện chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho thành viên 
các nhóm nghiên cứu các kiến thức liên quan để phục vụ cho nội dung Bài 7: Cảnh vật 
quanh em nhằm nâng cao chất lượng bài học và thực hiện hiệu quả hoạt động nhóm. 
Để học sinh có thể học nhóm hiệu quả, tránh bị sao nhãng và làm bài theo kiểu đối phó, tôi 
đã hướng dẫn học sinh có thể chọn hình thức học nhóm tại nhà của một bạn hoặc thảo luận 
trên lớp trong các giờ giải lao, 
Bên cạnh đó, tôi cũng yêu cầu học sinh cần làm biên bản học nhóm để báo cáo kèm sản 
phẩm học tập bao gồm các nội dung chính như: Tên nhóm, thành viên, địa điểm học nhóm, 
thời gian học nhóm, nhiệm vụ phân công cho từng thành viên,.... vừa để bảo chất lượng tự 
học của học sinh lại vừa rèn cho các em kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả và bài bản. 
Đồng thời, các thành viên trong nhóm tự bầu vai trò của các thành viên: nhóm trưởng, thư 
ký,... Sau khi phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, các nhóm tiến hành nghiên 
cứu, tìm hiểu về một số cảnh đẹp ở Hà Nội mà các em biết. hoàn thành nhiệm vụ chung của cả lớp sẽ tạo điều kiện để các em học sinh cùng phát triển kỹ 
năng làm việc nhóm hiệu quả hơn. 
* Điểm mới: 
Điểm mới của biện pháp nằm ở việc đã áp dụng hiệu quả mô hình lớp học đảo ngược trong 
học tập. Giờ đây, thay vì tiếp thu thông tin từ giáo viên, các em sẽ phải tự tìm hiểu thông qua 
sự hướng dẫn của giáo viên và sau đó chia sẻ lại cho người khác. Việc này sẽ giúp các em 
học sinh ghi nhớ kiến thức tốt hơn, không chỉ góp phần rèn luyện phẩm chất trách nhiệm, 
chăm chỉ, năng lực làm việc nhóm, sáng tạo xử lý vấn đề, tự chủ, tự học mà còn góp phần 
nâng cao kết quả học tập của các em học sinh. 
Giải pháp 2: Chia nhóm tổ chức hoạt động thuyết trình và triển lãm theo kỹ thuật 
phòng tranh 
* Mục tiêu: 
Thực hiện biện pháp này nhằm giúp học sinh hình dung được một buổi triển lãm sẽ như thế 
nào, một phần giúp các em mở rộng thêm tư duy mỹ thuật, biết tham khảo những điểm hay ở 
sản phẩm của nhóm bạn, từ đó rút ra cho bản thân những kinh nghiệm quý báu, cải thiện chất 
lượng ở những tác phẩm sau. Đồng thời từ buổi triển lãm rèn luyện cho học sinh khả năng 
làm việc nhóm và kỹ năng thuyết trình cho học sinh, chất lượng môn học nâng cao. 
* Nội dung thực hiện: 
Kỹ thuật phòng tranh là cách thức tổ chức hoạt động học tập trong đó các kết quả thực hiện 
nhiệm vụ học tập của học sinh được trưng bày như một phòng triển lãm tranh. Khái niệm 
"tranh" ở đây có thể được hiểu là sản phẩm học tập trực quan của học sinh. Kỹ thuật phòng 
tranh được coi là một trong những kỹ thuật dạy học tích cực có hiệu quả cao và ý nghĩa quan 
trọng trong tổ chức các hoạt động học cho học sinh, giúp phát huy tính tích cực, chủ động 
tham gia và hợp tác của học sinh. Kỹ thuật này cũng có tính linh hoạt cao. Giáo viên có thể 
sử dụng kĩ thuật này cho hoạt động cá nhân, hoạt động cặp hoặc hoạt động nhóm. 
Việc thực hiện chia nhóm tổ chức hoạt động thuyết trình và triển lãm theo kỹ thuật phòng 
tranh có vai trò và ý nghĩa quan trọng nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động 
và nâng cao khả năng hợp tác của học sinh để bài thuyết trình nhóm được diễn ra hiệu quả. 
Kỹ thuật này đảm bảo các học sinh không chỉ rèn luyện khả năng ngôn ngữ mà còn giúp cho Đến tiết học sau, tôi sẽ giới thiệu hoạt động triển lãm tranh và yêu cầu các nhóm trưng bày 
sản phẩm của mình ở những vị trí dễ quan sát trong lớp. Cả lớp sẽ lần lượt đi xem triển lãm 
của các nhóm. Bên cạnh tác phẩm trưng bày, tôi yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị thêm nội dung 
thuyết trình cho tác phẩm của nhóm mình. Khi có bạn đến tham quan, thành viên của nhóm 
sẽ thay nhau thuyết trình để các bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm của nhóm mình.
 Sản phẩm nhóm 1 Sản phẩm nhóm 2
Trong quá trình tham quan triển lãm, tôi yêu cầu mỗi học sinh phải chuẩn bị 1 tờ giấy và 
trong quá trình xem triển lãm các em cần ghi ít nhất 1 nhận xét của mình về mỗi sản phẩm 
được trưng bày của nhóm khác. Các em cần nhận xét về nguyên liệu, hình dáng, màu sắc, 
cách trang trí của sản phẩm. 
Trong lúc diễn ra triển lãm, tôi cũng quan sát và điều động tổ chức hoạt động tránh trường 
hợp có sản phẩm rất ít học sinh xem, có sản phẩm lại có quá đông học sinh xem. Đồng thời 
trong thời gian đó tôi cũng xem xét 1 lượt các sản phẩm của các nhóm. 
Hết thời gian triển lãm, tôi cho cả lớp bình chọn ra 3 sản phẩm có nhiều lượt yêu thích nhất. 
Để công bằng và tránh trường hợp học sinh trong nhóm chỉ chọn sản phẩm của nhóm mình 
làm, tôi yêu cầu học sinh các nhóm không được bình chọn cho sản phẩm của nhóm mình. 
Với 3 sản phẩm “Thiệp chúc mừng” được yêu thích nhất, tôi sẽ trưng bày lên trước bảng lớp, 
lần lượt gọi ngẫu nhiên 3 bạn nêu lên nhận xét của mình đã ghi lại về sản phẩm đó khi đi 
xem triển lãm. Sau khi nghe nhận xét của các em, tôi sẽ nhận xét các điểm đã làm tốt và 
những điểm cần khắc phục của các em. từ đó tạo sự hưng phấn và tích cực trong tiết học. Ngoài ra, biện pháp tổ chức trò chơi còn 
rèn luyện khả năng học nhóm cho học sinh, tạo sự cởi mở, đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau. 
Để tổ chức trò chơi hiệu quả, các giáo viên cần tuân theo một số nguyên tắc sau: Trò chơi 
phải phù hợp với không gian, trang thiết bị và nguồn lực có sẵn của trường; Mỗi trò chơi 
phải có mục tiêu rõ ràng; Tổ chức, biên soạn câu hỏi cho trò chơi phải bám vào “Chuẩn kiến 
thức - kĩ năng” của môn học; Tổ chức trò chơi phải xác định được thời gian, trò chơi không 
nên kéo dài quá lâu. Đối với trò chơi trong tiết học; Trò chơi phải có sức hấp dẫn, thu hút 
được sự tham gia của học sinh, tạo không khí thoải mái, hấp dẫn trong học tập; Giáo viên 
cần đảm bảo sự công bằng trong quá trình chơi,... 
Trong quá trình giảng dạy môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 3, tôi thường tổ chức trò chơi cho 
học sinh trong phần khởi động của tiết học để tạo không khí vui tươi, phấn khởi để các em 
bước vào bài học mới. Bên cạnh đó, tôi còn tổ chức các trò chơi lồng ghép trong giờ học để 
đăng tính thi đua, cạnh tranh lành mạnh cho học sinh. Ngoài ra, tôi còn tổ chức các trò chơi ở 
cuối buổi học để giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học, giúp các em nhớ lâu hơn. 
Ví dụ 1: Khi dạy học sinh Bài 9: Sinh hoạt trong gia đình, trang 52, Mĩ thuật 3, Kết nối tri 
thức với cuộc sống, tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Đố bạn! Hoạt động gì?”. xác trong thời gian nhanh nhất sẽ dành chiến thắng. Nhóm chiến thắng sẽ được tôi tuyên 
dương và tặng những phần quà nhỏ trước lớp. 
Thông qua các trò chơi này, các em học sinh đã tham gia rất tích cực, giúp không khí lớp học 
trở nên vui vẻ, hào hứng hơn, đồng thời, các em học sinh chủ động tích cực hơn. Đặc biệt 
thông qua các tiết học này, các em học sinh cũng được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và 
luyện tập về các kiến thức đã được học. 
* Điểm mới: 
Điểm mới của biện pháp nằm ở việc áp dụng các trò chơi học tập một cách hiệu quả. Lồng 
ghép giữa việc học mà chơi, chơi mà học vừa giúp các em rèn luyện kiến thức, kỹ năng làm 
việc nhóm, vừa giúp thay đổi không khí học tập căng thẳng, giúp các em thư giãn sau những 
giờ phút học tập trên lớp. Hoạt động này cũng giúp các em học sinh phát huy tinh thần đoàn 
kết, làm việc nhóm, tư duy kiến thức nhanh chóng, hiểu hơn về kiến thức, gắn kết tập thể. 
3. Kết quả sau khi áp dụng giải pháp sáng kiến tại đơn vị: 
Sau khi thực hiện áp dụng biện pháp trong một khoảng thời gian nhất định, tôi nhận thấy 
công tác dạy và học đều có những tiến bộ rõ rệt qua số liệu thực tế khảo sát cũng như quá 
trình quan sát, so sánh trước sau. Hoạt động nhóm của học sinh trong giờ Mĩ thuật diễn ra sôi 
nổi, vui tươi hơn rất nhiều, các em thoải mái trong việc bày tỏ cũng như bảo vệ ý kiến cá 
nhân, nhưng không có nghĩa là bác bỏ tất cả những ý kiến khác, các em vẫn biết lắng nghe 
và tiếp thu, từ đó cả nhóm làm việc rất văn minh, vui vẻ cùng nhau thống nhất được kết quả, 
ý tưởng then chốt cho sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, nhờ có những hoạt động tạo ra trải 
nghiệm thực tế như hoạt động triển lãm tranh mà học sinh có cơ hội mở rộng kiến thức, cảm 
thấy Mĩ thuật trở nên gần gũi, thân thuộc hơn. Học sinh chủ động, tự giác tham gia các hoạt 
động thảo luận nhóm. Tinh thần trách nhiệm của học sinh cũng được nâng cao. 
Về công tác giảng dạy, vì lớp đã đi vào nề nếp từ thái độ học tập đến kỹ năng mềm cần thiết 
nên lượng công việc của giáo viên đã giảm đi khá nhiều, đa phần là học sinh hoàn toàn tự 
giác chủ động tích cực hứng thú tham gia công việc được giao mà không cần phải nhắc nhở 
các em quá nhiều. 
Để những dẫn chứng trên mang tính thuyết phục hơn, tôi sẽ đưa ra số liệu thực tế thu thập về 
từ khảo sát của lớp 3A sỉ số 31 học sinh/ lớp tại trường Tiểu học Đồng Thái, Ba Vì, Hà Nội 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_nang_cao_hoat_dong_theo.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp nâng cao hoạt động theo nhóm trong giảng dạy môn Mĩ thuật 3 - K.pdf