Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh học tốt phần âm môn tiếng Việt Lớp 1 theo bộ sách Kết nối tri thức
Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là một môn học có tầm quan trọng nhất. Việc học môn Tiếng việt theo chương trình giáo dục tổng thể năm 2018 đã thể hiện rất rõ tầm quan trọng của môn học này bởi nó chiếm 420 tiết/ năm học, chiếm 31% tổng thời lượng chương trình dành cho các môn học bắt buộc. Điều này đã chứng tỏ giáo dục đang thay đổi chương trình và môn Tiếng Việt rất được chú trọng. Đối với học sinh (HS) lớp 1 các em còn nhỏ nên phát âm chưa chính xác, đọc còn nhỏ, chưa rõ ràng, viết chưa đúng quy trình, chưa liền mạch, còn sai độ cao, độ rộng và mắc nhiều lỗi chính tả,… một số em viết đẹp nhưng tốc độ viết còn chậm chính vì vậy việc dạy và học phần âm môn Tiếng Việt càng mang tính quan trọng hơn.
Chúng ta đều nhận thức sâu sắc rằng, môn Tiếng Việt ở tiểu học rèn luyện cho học sinh cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết xong mục tiêu của việc dạy và học Tiếng Việt ở lớp một là đem lại cho các em kỹ năng đọc đúng, viết đúng. Ngoài ra còn làm giàu vốn từ, biết nói đúng các mẫu câu ngắn và tạo cho các em sự ham thích thơ văn. Đây là điều kiện chuẩn bị để các em học tốt hơn phần âm môn Tiếng Việt ở các lớp trên.
Ở lớp Một các em học sinh bắt đầu làm quen với: Nghe, nói, đọc, viết. Trong đó kỹ năng đọc rất quan trọng, nếu kỹ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt ở các em nó sẽ giúp các em đọc tốt suốt cả cuộc đời, giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài văn mình vừa đọc, hiểu được các lệnh các yêu cầu trong các môn học khác. Mà muốn học tốt môn Tiếng Việt phải bắt đầu từ lúc học âm.
Quan trọng hơn đây là năm đầu tiên giáo viên cũng như học sinh lớp 1 được làm quen với chương trình mới, làm quen với sách giáo khoa mới nên còn nhiều bỡ ngỡ trong việc hình thành phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1. Do đó, việc giúp các em học sinh lớp 1 học tốt môn Tiếng Việt là rất cần thiết.
Là giáo viên (GV) dạy lớp 1, trong quá trình thực dạy, nắm bắt được nhiệm vụ cũng như thực trạng của việc học phần âm môn Tiếng Việt theo chương trình mới. Năm học 2022 – 2023 tôi mạnh dạn đưa và và thực hiện biện pháp trong việc dạy học Tiếng Việt đó là: "Biện pháp giúp học sinh học tốt phần âm môn Tiếng Việt lớp 1.” Đây là biện pháp tôi bắt đầu áp dụng thực hiện trong năm học này góp phần tích cực không chỉ vào nâng cao chất lượng học phần âm môn Tiếng Việt cho học sinh mà còn góp phần nâng góp phần giúp các em mạnh dạn, tự tin, có nền tảng tốt để học các môn học khác trong chương trình lớp 1.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh học tốt phần âm môn tiếng Việt Lớp 1 theo bộ sách Kết nối tri thức
A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là một môn học có tầm quan trọng nhất. Việc học môn Tiếng việt theo chương trình giáo dục tổng thể năm 2018 đã thể hiện rất rõ tầm quan trọng của môn học này bởi nó chiếm 420 tiết/ năm học, chiếm 31% tổng thời lượng chương trình dành cho các môn học bắt buộc. Điều này đã chứng tỏ giáo dục đang thay đổi chương trình và môn Tiếng Việt rất được chú trọng. Đối với học sinh (HS) lớp 1 các em còn nhỏ nên phát âm chưa chính xác, đọc còn nhỏ, chưa rõ ràng, viết chưa đúng quy trình, chưa liền mạch, còn sai độ cao, độ rộng và mắc nhiều lỗi chính tả, một số em viết đẹp nhưng tốc độ viết còn chậm chính vì vậy việc dạy và học phần âm môn Tiếng Việt càng mang tính quan trọng hơn. Chúng ta đều nhận thức sâu sắc rằng, môn Tiếng Việt ở tiểu học rèn luyện cho học sinh cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết xong mục tiêu của việc dạy và học Tiếng Việt ở lớp một là đem lại cho các em kỹ năng đọc đúng, viết đúng. Ngoài ra còn làm giàu vốn từ, biết nói đúng các mẫu câu ngắn và tạo cho các em sự ham thích thơ văn. Đây là điều kiện chuẩn bị để các em học tốt hơn phần âm môn Tiếng Việt ở các lớp trên. Ở lớp Một các em học sinh bắt đầu làm quen với: Nghe, nói, đọc, viết. Trong đó kỹ năng đọc rất quan trọng, nếu kỹ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt ở các em nó sẽ giúp các em đọc tốt suốt cả cuộc đời, giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài văn mình vừa đọc, hiểu được các lệnh các yêu cầu trong các môn học khác. Mà muốn học tốt môn Tiếng Việt phải bắt đầu từ lúc học âm. Quan trọng hơn đây là năm đầu tiên giáo viên cũng như học sinh lớp 1 được làm quen với chương trình mới, làm quen với sách giáo khoa mới nên còn nhiều bỡ ngỡ trong việc hình thành phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1. Do đó, việc giúp các em học sinh lớp 1 học tốt môn Tiếng Việt là rất cần thiết. + Kết thúc: cuối tháng 3 năm 2023 3. Đối tượng: Học sinh lớp 1G của trường Tiểu học Bắc Hồng. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc các tài liệu về phương pháp giảng dạy Tiếng Việt, tài liệu đổi mới dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Quan sát, tìm hiểu, phân tích thái độ hành động của học sinh giáo viên tiếp thu ý kiến của cấp trên. + Trao đổi với các đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. - Trong quá trình giảng dạy tôi đã vận dụng các phương pháp sau : + Phương pháp đặt vấn đề, hỏi đáp, gợi mở. + Phương pháp trực quan. + Phương pháp thảo luận nhóm. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. NHỮNG CƠ SỞ VÀ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người. Bởi vậy, nâng cao năng lực đọc cho học sinh là hết sức cần thiết. Môn Tiếng Việt theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 nhằm giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc, viết, nói và nghe Tiếng Việt, nhờ đó có được công cụ để học tốt các môn học khác. Giúp các em nhận biết đúng các âm, vần, đọc đúng và rõ ràng bài văn đơn giản (khoảng 30 tiếng/phút), hiểu nghĩa các từ ngữ thông thường và nội dung thông báo của câu văn, đoạn văn. Nghe hiểu lời giảng và lời hướng dẫn của giáo viên. Nói rõ ràng, trả lời được câu hỏi đơn giản trong nội dung bài. Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy, hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết, học sinh cũng được luyện đọc các từ ngữ luyện viết. Ngoài luyện viết và luyện đọc, thời gian còn lại của 2 tiết (nếu có) có thể dành để học sinh làm các bài tập nối, điền, được thiết kế trong vở bài tập. Tập hai: Có 8 bài lớn, mỗi bài được dạy học trong 2 tuần (24 tiết). Các bài lớn được thiết kế theo hệ thống chủ điểm. Với hệ thống chủ điểm có “độ phủ” rộng, kết hợp với kênh hình được thiết kế công phu, Tiếng Việt 1 đáp ứng giáo dục học sinh những vấn đề có tầm quan trọng đối với thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay, như chủ quyền quốc gia, nhân quyền ( quyền trẻ em) bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, Trong mỗi bài lớn thường có đủ các kiểu loại văn bản cơ bản: truyện, thơ, văn bản thông tin. Mỗi văn bản đọc là trung tâm của một bài nhỏ. Khởi đầu bài học là hoạt động khởi động nhằm huy động trải nghiệm, hiểu biết và tạo tâm thế để HS đọc hiểu văn bản tốt hơn. Sau đó là đọc thành tiếng, đọc hiểu. Riêng đối với văn bản thơ, học sinh được nhận biết vần và học thuộc lòng. Đối với văn bản văn xuôi, học sinh được thực hành viết câu, nói và nghe, nghe viết chính tả, làm bài tập chính tả. Đôi khi có hoạt động kể chuyện hay đóng vai diễn lại câu chuyện đã đọc. Cuối mỗi bài học có thể có hoạt động tích hợp, mở rộng, vận dụng đa dạng. Sau gần một năm thực hiện tôi thấy: * Ưu điểm: *Đối với giáo viên: 5 Phương pháp dạy học tiếng Việt giúp cho giáo viên nắm vững kỹ thuật dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, tiến trình giờ dạy nhẹ nhàng, lôi cuốn học sinh thông qua hoạt động “nhận biết”. Giáo viên không phải cầm tay giúp học sinh tập viết mà các em tự tư duy bài giảng dưới hình thức nghe, hiểu và viết lại. Việc dạy học các vần riêng biệt kết thúc ở học kì 1, các vần ít thông dụng được chuyển sang học kì 2 và lồng ghép vào những văn bản đọc trọn vẹn. Thời lượng từ dạy học 10 tiết/tuần theo công nghệ lên 12 tiết/tuần * Cở sở vật chất được trang bị trong lớp học tương đối đầy đủ như: bàn ghế phù hợp với học sinh, phòng học đủ ánh sáng, bảng lớp được kẻ phù hợp để giảng dạy, đồ dùng dạy học khá phong phú, bảng trang trí đẹp * Giáo viên: - Có lòng say mê, yêu nghề, mến trẻ, có sức khỏe tốt. - Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn. - Bản thân giáo viên là người địa phương nên hiểu rõ hoàn cảnh của học sinh, thuận lợi cho việc trao đổi với gia đình học sinh. * Học sinh: - Học sinh của lớp nhìn chung ngoan và nhanh nhẹn, có ý thức học tập tốt. - Trong lớp có nhiều phụ huynh trẻ, quan tâm đến việc học tập của con cái. b) Khó khăn: * Đối với giáo viên: - Là năm đầu tiên áp dụng chương trình SGK – Kết nối tri thức nên tôi cũng gặp nhiều khó khăn trong vệc nghiên cứu nội dung bài dạy và việc truyền đạt kiến thức trên lớp. - Thời lượng dạy học trên lớp không nhiều , về nhà phụ huynh không biết cách kèm thêm đề học sinh học bài ở nhà, học sinh chỉ học được ở trên lớp là chính. - Kiến thức bài dài và khó, chưa có nhiều thời gian cho học sinh rèn kĩ năng luyện nói, luyện đọc. - Lớp học đông nên vất vả cho giáo viên trong việc giảng dạy học sinh. * Đối với học sinh: - Các em vừa bước vào đầu cấp học, quen với vui chơi, có em chưa đi vào nề nếp học tập một cách có ý thức, học trước quên sau, nhanh chán. - Nhiều em nhút nhát, không tự tin trong giao tiếp. - Một bộ phận phụ huynh lớp tôi chủ nhiệm còn chưa quan tâm đến việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để giúp đỡ con trong học tập. 2. Thực trạng hiện hành, Chương trình cũ để áp dụng linh hoạt vào việc dạy phần âm môn Tiếng Việt cho học sinh. Giải thích, tư vấn để phụ huynh hiểu rõ về nội dung, hình thức đổi mới của chương trình, từ đó đồng hành với giáo viên giúp cho việc học tập của con em mình đạt kết quả tốt nhất. TG 2 tuần đầu Mức độ Kĩ năng đọc Kĩ năng viết Hoàn thành tốt 6 14,3% 8 19,1% Hoàn thành 24 57,1% 25 59,5% Cần cố gắng 12 28,6% 9 21,4% III. BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP HỌC TỐT PHẦN ÂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1. 1. Tương tác hiệu quả với phụ huynh. Đặt ra mục tiêu cho mình trong công tác giảng dạy tôi hiểu được một điều ngoài sự dạy dỗ của thầy cô ở lớp, việc kết hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục học sinh nói chung và việc giúp học sinh học tốt phần âm trong môn Tiếng Việt nói riêng là vô cùng quan trọng. Gần gũi với phụ huynh, thường xuyên liên lạc với phụ huynh để cùng nhau tìm ra những biện pháp giúp các con học tập có sự thống nhất giữa ở lớp và ở nhà. Từ đó đạt được những hiệu quả nhất định trong việc giúp học sinh có thể học tốt được các môn học đặc biệt là phần âm trong môn Tiếng Việt. Năm học 2022 – 2023 là năm thứ 3 triển khai chương trình thay sách giáo khoa 2018. Nên ngay từ đầu năm, trong trong buổi họp phụ huynh học sinh tôi đã trao đổi với các bậc phụ huynh những điểm khác biệt của chương trình GDPT 2018 so với chương trình giáo dục hiện hành. Trong chương trình GDPT 2018 nhấn mạnh hơn tính phân hóa để phát huy sở trường của học sinh nhằm phát huy năng lực tổng hợp các lĩnh vực của học sinh 1 cách hợp lý, giúp học sinh biết khám phá, luyện tập, vận dụng và tự đánh giá. Để đáp ứng được mục tiêu và cách đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh được thực hiện theo Từ những nét cơ bản, các chữ cái sẽ được tạo thành. Nếu học sinh không nắm được cấu tạo của âm thì việc nhớ sai, viết sai là điều không tránh khỏi. Nên việc nắm vững cấu tạo âm vô cùng quan trọng để học sinh đọc tốt và viết tốt. Vậy để giúp học sinh lớp 1 nắm vững được âm trong môn Tiếng Việt, trước hết giáo viên cần phải giúp học sinh nắm vững được từng âm, và cần chú ý hai vấn đề then chốt: Thứ nhất: GV phải phân tích thật kĩ cấu tạo của âm đó giúp học sinh nắm chắc cấu tạo mới có thể nắm tốt các âm. Từ đó có thể đọc đúng, viết đúng. Ví dụ: Ngay sau những buổi đầu rèn nề nếp, tôi cho học sinh học các nét chữ cơ bản. Tôi đã dạy thật kỹ, thật tỉ mỉ tên gọi và cách viết các nét chữ đó. Để cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ những nét chữ cơ bản, tôi phân theo cấu tạo các nét có tên gọi và cấu tạo gần giống nhau thành từng nhóm để học sinh dễ nhận biết và so sánh. Dựa vào các nét chữ cơ bản này mà học sinh phân biệt được các chữ cái, kể cả các chữ cái có hình dáng cấu tạo giống nhau. Các nét chữ cơ bản và tên gọi. Nhóm 1 Nét sổ thẳng, Nét ngang Nét xiên phải (giống dấu thanh huyền) Nét xiên trái (giống dấu thanh sắc) Nhóm 2 Nét móc xuôi Nét móc ngược Nét móc hai đầu Nhóm 3 Nét cong hở phải Nét cong hở trái Nét cong kín Nhóm 4 Nét khuyết trên Nét khuyết dưới Nét khuyết kép Nét thắt Nét khuyết, có nét thắt giữa Hay khi dạy bài 12 : H h - L l ( SGK Tiếng Việt , Tập 1 trang 36) tôi cho học sinh quan sát, chủ động phân tích hình dáng, kích thước cấu tạo chữ, tìm sự giống nhau và khác nhau của chữ h và chữ l. Từ đó học sinh nắm chắc cấu tạo và cách viết. Cụ thể: Để hoàn thành chữ h thường, chúng ta sẽ sử dụng 2 nét. Muốn viết đúng kích thước, chiều cao, độ rộng của h thường, học sinh phải nắm rõ đặc điểm của chữ: chữ h thường cao 5 ly và viết trên 6 đường kẻ ngang. Cấu tạo chữ: Nét 1: khuyết trên. Nét 2: móc hướng dẫn các em quan sát, so sánh, Ngoài hình ảnh trong sách Tiếng Việt ra thì GV cần phát huy tốt môi, miệng, lưỡi, răng của GV khi dạy các em phát âm. Ví dụ 1: Khi dạy Bài 19: Ng ng - Ngh ngh (SGK Tiếng Việt, Tập 1 trang 50) giáo viên cần cho học sinh quan sát kĩ hình ảnh chú nghé trong bài để học sinh phát âm đúng âm ngh và ghi nhớ được âm ngh. Ví dụ 2: Khi dạy Bài 79: uyên uyêt (SGK Tiếng Việt, Tập 1 trang 170) các em phát âm vần uyêt, đây là tiếng địa phương nên các em thường phát âm thành uêt. GV cần cho các em quan sát tranh vẽ hoặc hình ảnh “trăng khuyết” để nhận diện vần uyêt. Từ quan sát tranh, HS nghe GV phát âm kết hợp với nhìn động tác từ miệng của GV để nhận ra cách đọc và làm theo mẫu. Nhất là khi phát âm những âm có liên quan nhiều tới môi, đầu lưỡi, răng. Khi đọc những âm: r/d/gi học sinh còn gặp khó khăn, đọc thường bị vấp, phát âm hay nhầm... Học sinh lớp 1 cũng thường phát âm sai các âm cơ bản như: t, th, kh, ph; âm th (thờ) phát âm sai là (hờ), gi (gi) phát âm sai là (dờ); kh (khờ) phát âm sai là (đờ ); t (tờ) phát âm sai là (cờ); ph (phờ) phát âm sai là (hờ). Vì vậy khi dạy các âm này tôi nhắc lại các âm có cách phát âm gần giống, cho học sinh phân tích lại cấu tạo của các âm này, sau đó luyện đọc nhiều lần các âm này cùng lúc để các em dễ phân biệt. Đối với những âm học sinh khó nhớ, phát âm sai thì ngoài việc phát âm mẫu, giáo viên cần chú trọng tới việc tiến hành sửa từng âm những lỗi học sinh hay mắc phải. Cụ thể: - Sai phát âm /p/ pờ thành /b/ bờ. Để luyện đọc đúng /p/, tôi đã hướng dẫn HS tự đặt lòng bàn tay trước miệng, một tay đặt lên thanh quản. Khi phát âm /b/ là âm vốn có sẽ cảm nhận được độ rung nhẹ của thanh quản và không thấy luồng hơi phát ra. Cho học sinh bậm hai môi lại và bật hơi qua môi mạnh hơn, tạo âm /p/ câm. Học sinh làm lại như trên nhưng phát thành tiếng /p/ hay ''đèn pin", “pí pa -pí pô''.... Cho học sinh đặt một tay lên thanh hầu và lòng bàn tay trước miệng,
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_phan_a.docx