Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương Nguyên tố nhóm VIIA Hóa học 10 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh, theo bộ sách Kết nối tri thức

Kỹ năng tự học và giá trị biểu hiện của việc tự học là những thước đo của tâm lý sáng tạo và sản phẩm sáng tạo. Sẽ không có sáng tạo nếu không có tự học tích cực; sẽ không thể tự học hiệu quả nếu không mài sắc trí sáng tạo. Tự học để khám phá nhận thức và khai phá sáng tạo. Sáng tạo để khẳng định sự tìm tòi siêu thoát trong tự học. Chính vì vậy việc tự học rất quan trọng trong việc phát triển tư duy hiểu biết sáng tạo cho học sinh.
Làm thế nào để phát triển năng lực người học? Đặc biệt, làm thế nào để phát triển năng lực tự học cho HS – giúp HS biết cách “ thẩm thấu “ nội dung kiến thức để chuyển thành những kĩ năng hành động, tạo nên giá trị cuộc sống? Đây là vấn đề thực sự cấp thiết đang đặt ra cho nền giáo dục hiện nay mà chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 hướng tới.
Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược - Flipped Classroom là một trong những phương pháp dạy học hiện đại và đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Qua phương pháp dạy học này, người học sẽ được trải nghiệm nhiều hình thức học tập khác nhau (tự tiếp cận kiến thức, tự khám phá, tìm tòi các thông tin liên quan về bài học...), tăng hứng thú, phát huy tính tính cực chủ động …nên phát triển năng lực tự học ở các em. Đồng thời khi ứng dụng mô hình lớp học đảo ngược đòi hỏi người dạy cũng cần “ toàn năng” hơn để tận dụng tối đa các hình thức , các phương tiện kỷ thuật vào dạy học. Vì thế, tạo nên một sự đồng bộ, nhịp nhàng trong tương tác cùng tự phát triển ở cả giáo viên và học sinh. Hiện nay, học sinh THPT còn nhiều vướng mắc, khó khăn khi học tập, chưa thực sự dành nhiều thời gian cho việc tự học, chưa xây dựng và rèn luyện kĩ năng tự học hợp lí. Mặt khác, do nhiều nguyên nhân nên giáo viên chỉ lo thực hiện chức năng giảng dạy của mình mà ít quan tâm đến rèn luyện kĩ năng toàn diện cho học sinh trong đó có kĩ năng tự học. Vì thế, chúng tôi cho rằng việc đưa phương pháp tự học vào mục tiêu dạy học là rất quan trọng . Bởi lẽ, nó không chỉ cần thiết cho học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà cả khi học lên bậc đại học, ra trường hòa nhập với xã hội, trong suốt cuộc đời.
Vì vậy, với mong muốn hướng tới phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực tự học cho HS, giúp đỡ HS rèn luyện ý chí và năng lực hoạt động độc lập sáng tạo, kiên trì … mà đích cuối cùng là các em đạt đến hạnh phúc. Đồng thời, để tạo cho mình có được tâm thế tốt, hành trang tốt, vững …sẵn sàng và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018; góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Xuất phát từ tinh thần đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương Nguyên tố nhóm VIIA Hóa học 10 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh” góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hóa học hiện nay nói riêng và các bộ môn khác nói chung.
pdf 90 trang Thanh Ngân 23/01/2025 761
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương Nguyên tố nhóm VIIA Hóa học 10 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh, theo bộ sách Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương Nguyên tố nhóm VIIA Hóa học 10 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh, theo bộ sách Kết nối tri thức

Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương Nguyên tố nhóm VIIA Hóa học 10 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh, theo bộ sách Kết nối tri thức
 MỤC LỤC 
BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ................................................. 
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... 
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ 
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................... 
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1 
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 2 
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 2 
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2 
6. Đóng góp mới của đề tài ....................................................................................... 3 
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 4 
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ....................... 4 
 1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................... 4 
 1.1.1. Năng lực và sự phát triển năng lực của học sinh trung học phổ thông .... 4 
 1.1.2. Năng lực tự học ......................................................................................... 5 
 1.1.3. Sự cần thiết của việc phát triển năng lực tự học của học sinh trong dạy 
 học ở trường trung học phổ thông .................................................................... 11 
 1.1.4. Một số biện pháp phát triển năng lực tự học của học sinh trung học phổ 
 thông .................................................................................................................. 11 
 1.1.5. Mô hình lớp học đảo ngược .................................................................... 12 
 1.1.6. Một số công cụ hỗ trợ xây dựng lớp học đảo ngược .............................. 15 
 1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 16 
CHƢƠNG II: THIẾT KẾ KẾ HOẠCH DẠY HỌC ÁP DỤNG MÔ HÌNH 
LỚP HỌC ĐẢO NGƢỢC TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG NGUYÊN TỐ 
NHÓM VIIA HÓA HỌC 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC 
CỦA HỌC SINH ................................................................................................... 19 
 2.1. Phân tích cấu trúc, đặc điểm chương Nguyên tố nhóm VIIA Hóa học 10 ... 19 
 2.1.1. Cấu trúc ................................................................................................... 19 
 2.1.2. Phân tích đặc điểm chung về phương pháp dạy học chương Nguyên tố 
 nhóm VIIA Hóa học 10..................................................................................... 19 
 2.2. Nguyên tắc lựa chọn nội dung dạy học áp dụng mô hình lớp học đảo ngược20 
 BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 
STT Chữ viết tắt Đầy đủ tiếng việt 
 1 GDPT Giáo dục phổ thông 
 2 DH Dạy học 
 3 TH Tự học 
 4 NLTH Năng lực tự học 
 5 NL Năng lực 
 6 GV Giáo viên 
 7 HS Học sinh 
 8 GD Giáo dục 
 9 ĐT Đào tạo 
 10 THPT Trung học phổ thông 
 11 ĐC Đối chứng 
 12 TN Thực nghiệm 
 13 PP Phương pháp 
 14 PPDH Phương pháp dạy học 
 15 PTHH Phương trình Hóa học 
 16 CNTT Công nghệ thông tin 
 17 NXB Nhà xuất bản 
 DANH MỤC CÁC BẢNG 
Bảng 1.1. Chỉ số hành vi và tiêu chí chất lượng của NLTH ..................................... 7 
Bảng 1.2. Sự khác nhau giữa mô hình lớp học đảo ngược và lớp học truyền thống14 
Bảng 2.1: Bảng kiểm quan sát đánh giá NLTH của GV với HS ............................ 35 
Bảng 2.2: Phiếu khảo sát HS về mức độ đạt được của năng lực tự học ................. 36 
Bảng 2.3: Phiếu đánh giá chéo giữa các thành viên trong nhóm học tập ............... 37 
Bảng 2.4: Tiêu chí đánh giá và biểu điểm ............................................................... 38 
Bảng 2.5: Kết quả đánh giá. Nhóm đánh giá: ......... ............................................... 38 
Bảng 3.1. Danh sách lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ........................................ 39 
Bảng 3.3. Phân phối tần suất số học sinh đạt điểm Xi ............................................ 41 
Bảng 3.4. Phần trăm số HS đạt điểm Xi ................................................................. 41 
Bảng 3.5. Tổng hợp phân loại kết quả học tập của học sinh .................................. 42 
Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả đánh giá năng lực tự học của HS ở lớp TN do giáo 
viên đánh giá ........................................................................................................... 43 
Bảng 3.7. Số lượng và phần trăm mỗi tiêu chí do giáo viên đánh giá NLTH của HS44 
Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả học sinh tự đánh giá về năng lực tự học .................... 45 
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lí do chọn đề tài 
 Kỹ năng tự học và giá trị biểu hiện của việc tự học là những thước đo của tâm 
lý sáng tạo và sản phẩm sáng tạo. Sẽ không có sáng tạo nếu không có tự học tích 
cực; sẽ không thể tự học hiệu quả nếu không mài sắc trí sáng tạo. Tự học để khám 
phá nhận thức và khai phá sáng tạo. Sáng tạo để khẳng định sự tìm tòi siêu thoát 
trong tự học. Chính vì vậy việc tự học rất quan trọng trong việc phát triển tư duy 
hiểu biết sáng tạo cho học sinh. 
 Làm thế nào để phát triển năng lực người học? Đặc biệt, làm thế nào để phát 
triển năng lực tự học cho HS – giúp HS biết cách “ thẩm thấu “ nội dung kiến thức 
để chuyển thành những kĩ năng hành động, tạo nên giá trị cuộc sống? Đây là vấn 
đề thực sự cấp thiết đang đặt ra cho nền giáo dục hiện nay mà chương trình Giáo 
dục phổ thông (GDPT) 2018 hướng tới. 
 Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược - Flipped Classroom là một trong 
những phương pháp dạy học hiện đại và đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. 
Qua phương pháp dạy học này, người học sẽ được trải nghiệm nhiều hình thức học 
tập khác nhau (tự tiếp cận kiến thức, tự khám phá, tìm tòi các thông tin liên quan 
về bài học...), tăng hứng thú, phát huy tính tính cực chủ động nên phát triển năng 
lực tự học ở các em. Đồng thời khi ứng dụng mô hình lớp học đảo ngược đòi hỏi 
người dạy cũng cần “ toàn năng” hơn để tận dụng tối đa các hình thức , các phương 
tiện kỷ thuật vào dạy học. Vì thế, tạo nên một sự đồng bộ, nhịp nhàng trong tương 
tác cùng tự phát triển ở cả giáo viên và học sinh. 
 Hiện nay, học sinh THPT còn nhiều vướng mắc, khó khăn khi học tập, chưa 
thực sự dành nhiều thời gian cho việc tự học, chưa xây dựng và rèn luyện kĩ năng 
tự học hợp lí. Mặt khác, do nhiều nguyên nhân nên giáo viên chỉ lo thực hiện chức 
năng giảng dạy của mình mà ít quan tâm đến rèn luyện kĩ năng toàn diện cho học 
sinh trong đó có kĩ năng tự học. Vì thế, chúng tôi cho rằng việc đưa phương pháp 
tự học vào mục tiêu dạy học là rất quan trọng . Bởi lẽ, nó không chỉ cần thiết cho 
học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà cả khi học lên bậc đại học, ra trường 
hòa nhập với xã hội, trong suốt cuộc đời. 
 Vì vậy, với mong muốn hướng tới phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực tự 
học cho HS, giúp đỡ HS rèn luyện ý chí và năng lực hoạt động độc lập sáng tạo, 
kiên trì  mà đích cuối cùng là các em đạt đến hạnh phúc. Đồng thời, để tạo cho 
mình có được tâm thế tốt, hành trang tốt, vững sẵn sàng và tiếp tục thực hiện 
nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018; góp phần nâng cao chất 
lượng dạy học môn hóa học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Xuất phát 
từ tinh thần đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Áp dụng mô hình lớp học 
đảo ngược trong dạy học chương Nguyên tố nhóm VIIA Hóa học 10 nhằm phát 
triển năng lực tự học của học sinh” góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ 
môn hóa học hiện nay nói riêng và các bộ môn khác nói chung. 
 1 
 - Thăm dò ý kiến HS về sự hứng thú, phát triển NL sau khi học xong các tiết 
học vận dụng mô hình mà đề tài đưa ra. 
 + Phương pháp đàm thoại 
 - Thảo luận trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp, GV giàu kinh nghiệm dạy 
môn. Hóa học về nội dung kiến thức, PPDH, hình thức tổ chức DH trong quá trình 
DH. 
 + Phương pháp thực nghiệm sư phạm 
 - Thiết kế và thực nghiệm kế hoạch dạy học áp dụng mô hình lớp học đảo 
ngược nhằm phát triển NLTH của HS. Đối chiếu kết quả thực nghiệm với lý luận 
để rút ra những kết luận khái quát, khoa học, mang tính phổ biến. 
 - Đánh giá sự phát triển NLTH của HS sau khi thực nghiệm. 
6. Đóng góp mới của đề tài 
 - Góp phần làm rõ cơ sở lí luận về vấn đề hình thành và phát triển NL của HS 
THPT, làm rõ vai trò, đặc điểm của mô hình lớp học đảo ngược. 
 - Thiết kế được kế hoạch bài dạy và đưa ra quy trình tổ chức DH theo mô 
hình lớp học đảo ngược vào DH chương Nguyên tố nhóm VIIA Hóa học 10 nhằm 
phát triển NLTH của HS. 
 3 
 1.1.1.3. Các phương pháp đánh giá năng lực 
a. Đánh giá qua hồ sơ học tập 
 Trong quá trình DH, GV theo dõi sự ghi chép bài, làm bài tập của HS, sự 
chuyên cần, cũng như ý thức, thái độ của HS trong quá trình học tập của mình và 
đối với mọi người,  giúp cho HS nhận thấy được những tiến bộ của bản thân và 
GV phát hiện được khả năng của từng HS. Qua đó GV có thể xây dựng hoặc điều 
chỉnh nội dung DH cho phù hợp với từng đối tượng HS.. 
b. Đánh giá qua quan sát 
 Đánh giá quan sát là GV thông qua việc quan sát các thao tác, động cơ, các 
hành vi, kỹ năng thực hành, nhận thức cũng như cách giải quyết vấn đề trong 
những tình huống cụ thể của HS từ đó đánh giá sự hình thành và phát triển năng 
lực của các em. 
c. Tự đánh giá 
 Tự đánh giá là một hình thức đánh giá kết quả học tập của HS, ở đó HS sẽ tự 
liên kết những nhiệm vụ đặt ra và kết quả đã thực hiện được với các mục tiêu học 
tập. HS học được cách tự đánh giá sự tiến bộ và nỗ lực của bản thân, nhìn lại quá 
trình học tập của mình và phát hiện những điểm chưa phù hợp, còn thiếu sót, cần 
bổ sung, cần đổi thay để hoàn thiện bản thân. Tự đánh giá là quá trình HS không 
chỉ tự cho mình điểm số mà còn là đánh giá những cố gắng, nỗ lực, sự tiến bộ và 
kết quả đạt được bản thân. HS cần tham gia vào quá trình quyết định xây dựng 
những tiêu chí có lợi cho việc học. 
d. Đánh giá đồng đẳng 
 Đánh giá đồng đẳng là một hình thức đánh giá trong đó các HS sẽ đánh giá 
lẫn nhau trong quá trình các hoạt động học tập. Trong suốt quá trình học tập, HS sẽ 
theo dõi bạn cùng lớp và đánh giá bạn qua các tiêu chí đánh giá, từ đó sẽ rút kinh 
nghiệm và bổ sung các kiến thức cụ thể trong nhiệm vụ học tập của mình khi đối 
chiếu với GV. 
e. Đánh giá qua bài kiểm tra kiến thức 
 Đây là một hình thức đánh giá phổ biến nhất hiện nay, NL của HS được đánh 
giá bằng cách GV cho HS hoàn thành một bài kiểm tra trong khoảng thời gian nhất 
định, sau đó GV chấm bài và cho điểm bài làm của HS. Thông qua kết quả bài 
kiểm tra của HS GV có thể đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được những 
kiến thức, kĩ năng HS đã đạt được và chưa đạt, từ đó điều chỉnh lại kế hoạch DH 
cho phù hợp và hiệu quả. 
1.1.2. Năng lực tự học 
1.1.2.1. Khái niệm năng lực tự học 
 Theo quan điểm DH tích cực, bản chất của học là TH, nghĩa là chủ thể (người 
học) tác động vào nội dung học một cách tích cực, tự lực, chủ động và sáng tạo để 
đạt được mục tiêu học tập. Quá trình lĩnh hội, hình thành kiến thức, kĩ năng, thái 
độ được quyết định bởi HS tự thực hiện; còn môi trường, thiết bị học tập đóng vai 
trò trợ giúp, hỗ trợ. Học tập chỉ đạt hiệu quả tốt khi người học tự ý thức được nhu 
 5 
 thể; tự tìm tòi, khám phá trong quá tình học tập do niềm say mê, yêu thích của bản 
thân, để có thể TH lâu dài và bền vững. 
 - Lập kế hoạch TH: HS biết cách tự lập kế hoạch TH khoa học, vừa sức và có 
tính khả thi. Lên kế hoạch các nội dung, đơn vị kiến thức cần TH và những yêu cầu 
cần đạt; những hoạt động nào cần phải tiến hành; những sản phẩm cụ thể, chi tiết 
cần phải được tạo ra, và quy định thời gian dành cho mỗi hoạt động và nội dung. 
Khi lập kế hoạch, cần bao gồm cả các phương án thực hiện và phương án dự 
phòng, dự kiến các trở ngại đột xuất về thời gian, ngoại cảnh, yêu cầu chung,cần 
phải khắc phục. Ngoài ra HS cần lựa chọn hình thức và phương pháp TH hợp lí; 
quyết định cách thức lĩnh hội kiến thức, kĩ năng cho bản thân, phù hợp với trình độ 
tiếp thu để duy trì động lực TH như: TH cá nhân, đôi bạn cùng tiến, nhóm học tập, 
học với tài liệu, với bài giảng đa phương tiện,. 
 - Thực hiện kế hoạch TH: HS có khả năng chọn lọc tài liệu TH phù hợp, sử 
dụng các PP TH hợp lí, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực 
tiễn, các vấn đề học tập như: bài thực hành, thí nghiệm, thực nghiệm, báo cáo, 
thuyết trình, làm bài tập vận dụng,  giúp tri thức mà các em tiếp thu được không 
dễ quên mà được khắc sâu, bền vững; thường xuyên được bổ sung, mở rộng, đào 
sâu, làm giàu tri thức cá nhân. 
 - Đánh giá, điều chỉnh hoạt động học: HS hình thành và phát triển khả năng tự 
đánh giá, điều chỉnh hoạt động học, tự nhận biết mức độ tiếp thu của bản thân và 
điều chỉnh PP TH phù hợp như: tự trắc nghiệm bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm 
khách quan; câu hỏi tự luận hoặc tự so sánh kết quả học tập của mình với kết quả 
đánh giá, nhận xét của GV. 
 Bước 3: Thiết lập chỉ số hành vi và xây dựng các mức độ tiêu chí chất lượng 
 Bảng 1.1. Chỉ số hành vi và tiêu chí chất lượng của NLTH 
 Thành Chỉ số 
 Tiêu chí chất lƣợng 
 tố hành vi 
 - M1: Tự xác định được một vài KT, KN cần học. 
 1.1. Xác định - M2: Tự xác định được hầu hết những KT, KN cần 
 kiến thức, kỹ học. 
 năng cần học - M3: Tự xác định được chính xác những KT, KN 
 1. Xác cần học. 
 định mục 
 - M1: Tự xác định được một vài KT, KN đã biết, đã 
 đích học 1.2. Xác định 
 tập có. 
 kiến thức, kỹ - M2: Tự xác định được nhiều KT, KN đã có, đã 
 năng liên biết. 
 quan đã có, 
 đã biết - M3: Tự xác định được toàn bộ KT, KN liên quan 
 đã có, đã biết. 
 7 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_mo_hinh_lop_hoc_dao_nguoc_tron.pdf